Tẩy trắng răng là phương pháp nha khoa được thực hiện bằng cách sử dụng các hóa chất kết hợp với năng lượng ánh sáng tạo nên phản ứng oxy hóa cắt đứt các chuỗi liên kết của chất hữu cơ tạo màu trong răng, giúp hàm răng bị ố vàng, xỉn màu được trắng sáng hơn.
Câu hỏi đặt ra: nếu sử dụng hóa chất để tẩy trắng răng thì hóa chất đó có hại hay không? Có gây tác dụng phụ, gây ảnh hưởng đến răng, đến men răng, đến nướu (lợi) hay không?
Qua hơn một thập niên nghiên cứu, người ta đã chứng minh rằng tẩy trắng răng và các phương pháp làm trắng răng khác đều an toàn và hiệu quả. Các loại thuốc trắng răng sử dụng phản ứng oxy hóa khử, phóng thích các oxy nguyên chất thẩm thấu vào và cắt đứt các chuỗi protein màu trong răng, làm chúng ta không còn nhìn thấy màu trong răng mà không lấy đi bất cứ yếu tố nào có trong răng cả. Hiện nay một số sản phẩm bán trên thị trường đã được kiểm định không gây tác dụng bất lợi trên răng và nướu trong những nghiên cứu trên lâm sàng và trong phòng thí nghiệm. Bạn phải đảm bảo rằng mình sử dụng đúng loại sản phẩm đã được chứng minh lâm sàng, tuân theo đúng chỉ dẫn và tư vấn của nha sĩ của bạn.
Một vài triệu chứng như: ê, buốt, hơi rát ở nướu hay đau nhức… có thể thấy trong quá trình tẩy trắng răng. Đây là những hiện tượng Nha sĩ cho rằng có thể xuất hiện trong quá trình tẩy trắng răng và chấp nhận được. Thuốc tẩy dù ở nồng độ nào cũng có thể kích ứng lên các mô mềm như môi, nướu, má, lưỡi gây rát hoặc đau nhức. Ngoài ra, nguyên nhân ê buốt răng sau tẩy trắng liên quan đến cơ chế khá phức tạp về dòng chảy của dịch trong ống ngà răng, chứ không phải là do bào mòn răng, hỏng chất răng như nhiều người lầm tưởng. Hiện nay các loại gel làm trắng đều được bổ sung các chất đệm làm giảm bớt chứng ê buốt này. Ê buốt răng có thể xảy ra ở một số người sau khi làm trắng răng, đặc biệt là khi ăn thức ăn nóng, lạnh, nhưng cảm giác này thường không xuất hiện sau 48 giờ và hoàn toàn kết thúc sau khi ngưng tẩy.
Phương pháp tẩy trắng răng phù hợp với một vài trường hợp sau:
- Răng bị ố vàng, xỉn màu.
- Răng bị nhiễm kháng sinh ở mức độ nhẹ.
- Răng không đều màu
- Người mong muốn hàm răng trắng đẹp hơn
+ Do quá trình vệ sinh răng miệng không tốt, không thường xuyên vệ sinh sau khi ăn
+ Uống các loại nước đậm màu như café, coca, uống trà, rượu vang đỏ và hút thuốc lá thường xuyên
+ Bị viêm nhiễm tủy răng
+ Trong quá trình hình thành răng sử dụng nhiều thuốc kháng sinh
+ Do tuổi tác, những mảng bám xung quanh răng ảnh hưởng đến răng. Các yếu tố này có thể hạn chế nếu bạn đánh răng đều đặn và lấy cao răng đều đặn tại các phòng khám nha khoa
+ Do yếu tố di truyền dẫn đến việc thành lập cấu trúc của răng không hoàn chỉnh
+ Bệnh men răng và ngà răng
+ Fluor bám nhiều trong quá trình hình thành răng khiến cho răng xuất hiện các vết lốm đốm
+ Răng tẩy trắng được phải là răng khỏe mạnh (không sâu, không trám lớn, không giả)
+ Độ cải thiện màu trắng thay đổi tùy bệnh nhân, tối đa là 2 độ (tức là tẩy trắng răng không có nghĩa trắng tuyệt đối, mà sẽ cải thiện hơn so với màu cũ)
+ Sau khoảng 1-2 năm răng sẽ trở lại màu sắc ban đầu (nếu không có chế độ chăm sóc răng cẩn thận)
+ Sau khi tẩy trắng răng, đặc biệt trong một tuần đầu, hạn chế các sản phẩm như hút thuốc lá, rượu vang đỏ, cà phê, coca và những đồ dùng có màu. Uống nhiều nước giúp răng trắng sáng lâu hơn.
+ Người răng quá vàng và nhiễm sắc do tetracycline có màu nâu sậm thì tẩy răng không có kết quả.
+ Hạn chế tối đa việc tự mua thuốc sử dụng ở nhà. Hãy tìm đến các trung tâm nha khoa đáng tin cậy.
Trong một số trường hợp, nha sĩ của bạn có thể ngăn cản bạn tẩy trắng răng:
+ Nếu bạn mắc bệnh về nướu, mòn răng, sâu răng nhiều, hoặc những trường hợp đặc biệt nhạy cảm răng.
+ Trường hợp có thai hoặc cho đang cho con bú.
+ Những răng có mão bọc, mũ răng hoặc những phục hồi khác trên các răng trước của bạn, đều không thể tẩy.
Như vậy, việc tìm cho mình một hàm răng trắng đẹp cũng sẽ dễ dàng hơn khi bạn tìm đến những chuyên gia đáng tin cậy để được tư vấn, đưa ra những liệu pháp hiệu quả và an toàn nhất.
Tẩy trắng răng có 2 kỹ thuật chính:
1. Tẩy trắng răng tại nhà:
Tẩy trắng tại nhà với thuốc tẩy trắng và máng tẩy được thiết kế riêng cho từng người. Nha sĩ sẽ lấy mẫu để làm máng tại phòng khám, sau đó bạn sẽ đeo máng tẩy trên răng mỗi đêm khi đi ngủ để hóa chất tác động lên răng. Thông thường, thời gian đeo máng kéo dài trong khoảng 7 đến 10 ngày hoặc có thể hơn nữa.
2. Tẩy trắng răng tại phòng nha:
Tại phòng khám nha khoa, Nha sĩ sẽ sử dụng các hóa chất có nồng độ cao kết hợp với năng lượng ánh sáng (đèn Halogen, đèn Plasma, đèn Laser…). Phương pháp này sẽ có tác dụng tẩy trắng tức thì và chỉ thực hiện trong vòng 40-60 phút.
- Nếu đang dùng loại máng tẩy trắng, đeo máng trong thời gian ngắn hơn.
- Chải răng với kem đánh răng dành cho răng ê buốt.
- Hỏi ý kiến nha sĩ về cách điều trị ê buốt khi tẩy trắng tại phòng nha và loại kem đánh răng giúp giảm ê buốt tại nhà.
- Ngưng tẩy trắng răng trong vài ngày để cho răng của bạn thích nghi với quá trình tẩy trắng. Cảm giác ê buốt sẽ giảm bớt đi.
+ Hạn chế sử dụng các thực phẩm và thức uống sậm màu như coca, cafe, thuốc lá…
+ Vệ sinh răng miệng thường xuyên, ít nhất là 2 lần/ngày.
+ Khám răng định kì từ 6 tháng – 1 năm để đánh giá màu răng, nếu cần thì có thể tẩy trắng răng theo liệu trình.